18/12/24
Kiểm soát lời nói
- Ông định thổi phạt chúng tôi mấy lần chỉ trong một hiệp đấu hả? – Cầu thủ đội trưởng hét lên – Ông đã nhầm khi thổi quả phạt góc đầu tiên. Ông đã nhầm khi thổi quả đá phạt giữa sân vừa rồi. Và ông lại không hề nói một lời nào khi thủ môn đội bên kia câu giờ!
Vị trọng tài chính chỉ đứng nhìn. Cầu thủ đội trưởng giận sôi lên, nhưng vẫn cố gắng kìm nén không nói những lời bậy bạ có thể khiến anh bị đuổi ra khỏi sân.
- Tất cả chuyện này chỉ chứng minh là – Anh ta quát lên lần nữa – Ông đúng là một trọng tài BỐC MÙI!
Vị trọng tài chăm chú nhìn thêm vài giây. Rồi ông cúi xuống, nhặt quả bóng, rảo bước đến chấm phạt đền 11m trước khung thành đội chủ nhà, và đặt quả bóng xuống. Ông quay lại đối diện với cầu thủ đội trưởng đang bực tức, và bình tĩnh hỏi:
- Tôi đứng ở đây thì có còn bốc mùi không?
Trong cuộc sống, có rất nhiều khi chúng ta thấy thật khó mà “giữ miệng” và không nói lời nào. Mong muốn và sự thúc giục nội tâm để nói “điều gì đó” dường như luôn quá mạnh mẽ và khó khuất phục, đến mức từ ngữ đôi khi cứ bị bùng ra trước cả khi chúng ta có cơ hội nghĩ cho kỹ. Thật không may, mọi lời nói trong những lúc như thế đều có hậu quả. Những lời xúc phạm ở bậc thấp cũng có thể gây ra kết quả là cú phạt đền 11m. Những lời xúc phạm nặng nề và nghiêm trọng hơn thường gây ra nhiều năm hối hận và đau đớn, hoặc có thể là cả những mối quan hệ bị phá vỡ mà nhiều năm mới xây dựng lại được.
Nên không ai khen ngợi những người dễ nổi nóng. Người ta chỉ khen ngợi những người luôn có thể kiểm soát được những gì mình nói ra. Như một câu mà tôi đọc ở đâu đó: “Đáng khen là những người đủ hiểu biết để giữ lại lời của mình. Một người hiểu biết là một tâm hồn luôn điềm tĩnh. Kể cả một người ngốc nghếch vẫn có thể được coi là thông minh khi biết giữ bình tĩnh và bình yên”.
Hy vọng rằng những lời bạn nói hôm nay sẽ vừa phải, bình tĩnh, và được suy nghĩ thật sự cẩn thận.
Kiểm soát lời nói